Hotline: 0978378899 - Email: sales@gscvietnam.com.vn
  • Nguyên lý thiết kế Nhà Hàng


    Trong xu hướng phát triển như hiện nay nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng cao; cùng với đó là những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng của dịch vụ, thẩm mỹ kiến trúc cũng trở nên khắt khe hơn rất nhiều so với 3-4 năm trước đây.

    Hiện nay hệ thống các nhà hàng, bar-cafe đã trở nên phổ biến và phát triển trong các đô thị lớn; thường hệ thống dịch vụ này gắn liền với các trục phố lớn, đông đúc; các tụ điểm du lịch hay các khu tập trung nhiều văn phòng, công ty… và ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ với những ai đã, đang và sẽ quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh về dịch vụ nhà hàng nói chung.


    Không gian nhà hàng đẹp mắt là một yếu tố giúp thu hút khách hàng

    Không gian nhà hàng đẹp mắt là một yếu tố giúp thu hút khách hàng


    1. Nhanh nhất và kinh tế nhất


    >>> Chọn chổ ngồi ở văn phòng để "phát"

    >>> Làm đẹp không gian nội thất với tranh


    - Đa số các nhà hàng hiện nay đều phải thuê mặt bằng nên yêu cầu đầu tiên khi chuẩn bị thiết kế và xây dựng là phải nhanh nhất để giảm tối đa chi phí thuê mặt bằng. Do vậy khi bạn chuẩn bị đầu tư vào nhà hàng yêu cầu đầu tiên bạn phải đặt ra là thiết kế nhanh nhất; phương án thi công nhanh nhất. trường hợp này bạn cần tìm một nhà tư vấn thiết kế giỏi; tốt nhất là nên có kinh nghiệm trong việc thiết kế nhà hàng và tiến hành thiết kế gần như song song với việc thi công xây dựng và gia công đồ nội thất. Thời gian để thiết kế và thi công vừa đủ cho một công trình thuộc thể loại này có qui mô vừa (từ 200-400 chỗ) chỉ nên từ 2 – 3 tháng nếu là công trình cải tạo; từ 3-5 tháng nếu là công trình xây mới và có thời hạn thuê từ 7-10 năm.
    - Hầu hết các mặt bằng đi thuê đều không có thời hạn quá dài (khoảng từ 5 năm-10 năm); hơn nữa do tốc độ phát triển xã hội quá nhanh và nhà hàng thuộc về dạng công trình công cộng nên thường sau 2-3 năm bạn sẽ phải đầu tư cho việc sửa sang; nâng cấp lại nội thất của nhà hàng. Cũng có thể do thị hiếu và nhu cầu của người dân sẽ thay đổi nên bạn sẽ phải chuyển đổi cơ cấu bên trong của công trình cho phù hợp. Theo chúng tôi bạn nên lựa chọn những vật liệu cơ bản không cầu kỳ và có giá thành cao quá; nên sử dụng những vật liệu nhẹ, dễ thay đổi, sửa chữa và có giá thành hợp lý (ví dụ như: tấm thạch cao; tấm ốp trần caro hunter; gỗ dán công nghiệp…).
    Bạn nên đầu tư từ 2,5-3,5 triệu đồng/1m2 xây dựng để có một công trình nhà hàng với chất lượng tốt (đã bao gồm cả thiết bị cơ bản và đồ nội thất). Thực tế cho thấy một công trình công cộng được đánh giá là đẹp chủ yếu là do cách thiết kế không gian, cách bài trí ấn tượng và sự sắp đặt hợp lý; do vậy bạn nên chú trọng vào việc tạo ra cá tính riêng biệt, phong cách đặc trưng cho không gian bên trong hơn là chú ý vào những chi tiết trang trí cầu kỳ hay những vật liệu đắt tiền. Một bản thiết kế tốt sẽ có vai trò thực sự quan trọng khi bạn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng.


    2. Hiệu quả và thực dụng


    - Hầu hết những chủ đầu tư luôn muốn nhà hàng của mình phải chứa được thật nhiều khách và điều đó đồng nghĩa với việc kiến trúc sư buộc phải thu nhỏ các không gian phụ trợ khác như: toilet, khu bếp, khu quầy bar, khu nhân viên, khoảng trống, góc trang trí…và hơn nữa là việc kê đồ nội thất, bàn ghế quá dày đặc. Trên thực tế một nhà hàng sẽ có không gian đẹp hơn khi có nhiều khoảng trống hơn; do vậy không nên kê bàn ghế quá sát nhau hay không nên tận dụng chỗ ngồi một cách thái quá vì sẽ làm không gian trở nên bức bối, dễ làm khách hàng mất đi sự riêng tư cần thiết. Theo kinh nghiệm tư vấn về nhà hàng, một nhà hàng ban đầu nên kê với mật độ vừa phải vì thời gian đầu bạn chỉ có thể đạt được 50-70% công suất kinh doanh thực tế; sau 3-6 tháng kinh doanh tốt bạn mới nên tăng thêm số chỗ khách hàng ngồi nếu cần.
    Một không gian thoáng, riêng tư và thoải mái hơn sẽ làm khách hàng hài lòng hơn và dĩ nhiên đó cũng là cách để bạn làm tăng hiệu quả kinh doanh của chính mình.
    - Khi thiết kế một không gian phòng tiệc trong nhà hàng bạn nên tính toán kỹ qui mô, diện tích và đặc thù riêng của từng mô hình kinh doanh; nên thiết kế theo định hướng kinh doanh thực tế mà bạn đã tính toán từ trước.
    Nếu bạn kinh doanh mô hình Bar-cafe kết hợp với ăn nhanh thì nên chú trọng tới từng khu một. Bạn nên cân nhắc khả năng tổ chức tiệc sinh nhật; chương trình ca nhạc có thể đạt tới số lượng người là bao nhiêu(?) điều đó sẽ quyết định không gian chính của bạn sẽ có sức chứa như thế nào(?). Bạn nên phối hợp nhưng khu ngồi tĩnh, góc ngồi riêng tư với những không gian ngồi chung, sôi động; những yếu tó đó cũng sẽ quyết định đến kiểu đồ nội thất và cách bài trí trong không gian của bạn.
    Nếu bạn kinh doanh mô hình nhà hàng ăn uống; bạn nên chú ý tới khả năng đặt tiệc sinh nhật; tiệc cơ quan; hội nghị và cả tiệc cưới. Điều này sẽ quyết định bạn phải có phòng tiệc lớn hay không và sức chứa ra sao(?); bạn nên có phòng tiệc với sức chứa từ 100-200 chỗ. Bạn cũng nên có từ một đến hai phòng ăn qui mô vừa(khoảng 40-60 chỗ) và một vài phòng ăn riêng ấm cúng cho 8-12 người.
    Việc tính toán kỹ lưỡng bài toán “nhu cầu” của khách hàng trong kinh doanh sẽ giúp bạn xây dựng một mô hình nhà hàng thực dụng hơn trong kinh doanh.


    3. Tiêu chí


    - Nói chung khi đầu tư lần đầu vào nhà hàng bạn sẽ luôn nghĩ nó cần phải đẹp; ấn tượng; sành điệu và phải hết sức đặc biệt(?). Thực sự những yếu tố đó là rất quan trọng đối với thể loại công trình nhà hàng nhưng bạn vẫn phải chú ý rất nhiều tới yếu tố tâm lý của khách hàng.
    Khách hàng là “thượng đế” và cũng đồng nghĩa với “thượng đế” phải thấy tự tin và thoải mái Bạn sẽ cần khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi bước chân vào nhà hàng của bạn, sử dụng dịch vụ của bạn và hài lòng với nhà hàng của bạn; điều này luôn gắn liền với một không gian nội thất đẹp nhưng phải ấm cúng; sang trọng nhưng phải lịch lãm; cầu kỳ nhưng vẫn hết sức giản dị và thân quen. Từ “thân quen” luôn giúp khách hàng có cảm giác yên bình; thư thái và đó là cách mà khách hàng sẽ gắn bó với bạn một cách lâu dài nhất. Một không gian nội thất nhà hàng tiêu chuẩn sẽ không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách-ấm cúng-tiện dụng


    Trên đây chỉ là một vài khía cạnh cần lưu tâm trong việc thiết kế nội thất của một nhà hàng mà chúng tôi nêu ra để bạn đọc tham khảo. Thực tế khi xây dựng một mô hình nhà hàng bạn luôn cần đòi hỏi người kiến trúc sư phải tư duy và cảm nhận rất nhiều; sự cảm nhận đó luôn phải theo đối tượng sử dụng chính là khách hàng; nếu bạn làm nên một không gian vì khách hàng nhiều nhất thì đó là một phương án thiết kế tốt nhất cho bạn.


    4. Lưu ý khi thiết kế quầy bar trong gia đình


    Quầy bar trong nhà hàng, quán rượu, cafe là hình ảnh rất quen thuộc, thể hiện sự thư giãn và thưởng thức, thậm trí là nơi giải toả stress. Bar trong nhà ở ngoài những chức năng trên còn có nhiều công dụng khác.

    Quầy bar giúp tạo cảm giác thư giản, là nơi giải tỏa căng thẳng.

    Nếu nhà bạn có không gian sinh hoạt chung (gồm cả khu bếp và ăn uống) tương đối rộng, nên thiết kế một quầy bar nhỏ. Đây vừa là hình thức trang trí, vừa có vai trò phân chia không gian. Khi đó, bạn sẽ có nơi để thư giãn rất lý tưởng. Thiết kế quầy bar cần đòi hỏi cao về thẩm mỹ và mức độ tiện nghi, vì vậy, quầy bar cần có điểm nhìn đẹp. Ngoài các chức năng kể trên, bar trong gia đình còn là nơi gia chủ thể hiện sự khéo léo và lòng mến khách, hoặc là nơi họ tự phục vụ, và cũng là chỗ trung chuyển đồ ăn uống từ bếp ra bàn ăn.

    Vật liệu làm quầy bar có thể là gỗ, đá tự nhiên, kính, kim loại… với nhiều màu sắc khác nhau phụ thuộc vào các trang trí nội thất của từng nhà.

    Kích thước quầy bar trong gia đình thường nhỏ, chiều cao từ nền đến mặt bar chỉ khoảng 90 – 110 cm. Nếu sử dụng ghế bàn ăn thì mặt quầy bar chỉ nên cao bằng mặt bếp khoảng 80 cm. Chiều sâu của mặt quầy bar dao động từ 35 đến 50 cm. Ghế sử dụng cho bar là loại có thể điều chỉnh được độ cao, từ 60 đến 80 cm và có giá để chân.


    5. Quầy bar có thể được thiết kế từ nhiều chất liệu.


    Vị trí thích hợp và tiện dụng nhất cho quầy bar là để cạnh khu bếp. Quầy bar bố trí liền với bếp còn đóng vai trò là chỗ ăn nhanh rất tiện lợi. Khi đó, người sử dụng có thể dễ dàng lấy đồ ăn từ bếp, đồ uống từ tủ lạnh, cốc hoặc bát đĩa từ tủ bếp và thuận tiện cho việc rửa chúng sau khi dùng xong.

    Giá thành quầy bar phụ thuộc nhiều vào vật liệu. Giá của quầy bar gia đình có kích thước phổ biến như trên làm bằng gỗ dao động từ 2 đến 2,5 triệu đồng/m dài. Nếu quầy bar có bề mặt hoàn thiện là đá granite hoặc marble, giá thành sẽ cộng thêm từ 300.000 đến 800.000 đồng/m dài mặt đá. Ngoài ra, bạn còn phải thêm chi phí cho các phụ kiện khác như giá treo ly phía trên, giá úp cốc bên dưới và hệ đèn chiếu sáng trang trí… tuỳ vào thiết kế của quầy bar.

    Một quầy bar thiết kế nhẹ nhàng sẽ tạo góp phần tạo nên vẻ đẹp, sự tiện nghi và sang trọng cho nhiều ngôi nhà.


    Để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập website: https://noithatvietnam.net/, hoặc gọi điện đến hotline: 024 62 811 855 để nhận được sự tư vấn tận tình nhất nhé!

    NỘI THẤT GSC VIỆT NAM - THẤU HIỂU PHONG CÁCH CỦA BẠN


    Nhà phân phối sản phẩm NỘI THẤT HÒA PHÁT

    Phòng bán hàng 024.62.811.855
    Website: https://noithatvietnam.net

    Tin tức liên quan

  • 3 lưu ý khi thiết kế giúp bạn có phòng khách đẹp như mơ
    • 3 lưu ý khi thiết kế giúp bạn có phòng khách đẹp như mơ

      Phòng khách luôn là một trong những điểm nhấn quan trọng trong mọi ngôi nhà, chính vì vậy, thiết kế nội thất phòng khách luôn được quan tâm và đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ. Dưới đây là 3 lưu ý cực quan trọng gúp các gia đình dễ dàng sở hữu được một phòng khách đẹp như mơ!
  • Không gian làm việc không cần quá rộng, chỉ cần đẹp như này
    • Không gian làm việc không cần quá rộng, chỉ cần đẹp như này

      Không gian làm việc không cần quá rộng, chỉ cần đẹp như này. Trong khi phải dành cho hai mục đích sử dụng làm phòng ngủ và phòng làm việc là một bài toán không dễ dàng đối với người thiết kế,  song với cách thiết kế nội thất đầy sáng tạo và cực kì thông minh, các nhà thiết kế đã tạo nên một không gian “cực ảo” cho các căn phòng khiêm tốn.
  • Những lưu ý khi lựa chọn nội thất phòng khánh tiết
    • Những lưu ý khi lựa chọn nội thất phòng khánh tiết

      Phòng khánh tiết có thể hiểu như là một phòng khách, với chức năng chính là để gặp gỡ, tiếp khách, nhưng với tính chất quan trọng và trang nghiêm hơn, so với một phòng khách thông thường. Đặc biệt đối với các cơ quan đoàn thể nhà nước, thì phòng khánh tiết cũng được xem là một không gian quan trọng, góp phần tích cực trong thực hiện các chủ trương về ngoại giao hoặc các công việc hệ trọng khác… Chính vì vậy mà trang trí nội thất phòng khánh tiết thực sự đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ và tinh tế cao của các nhà thiết kế…
  • Thiết kế nội thất hội trường theo phong thủy
  • Đặt bàn làm việc hợp phong thủy cho người mệnh Kim
  • Chọn bàn học cho bé mẫu giáo
    • Chọn bàn học cho bé mẫu giáo

      Lựa chọn bàn ghế học tập tốt giúp trẻ tiếp xúc với việc học tập, rất cần sự chăm chút về môi trường và cảm giác hứng thú trong quá trình học tập.
  • Mẹo thiết kế nội thất phòng họp
  • Bố trí phòng ngủ cho trẻ em theo tiêu chuẩn
    • Bố trí phòng ngủ cho trẻ em theo tiêu chuẩn

      Giấc ngủ cho trẻ em là rất quan trọng, vì vậy việc kê giường ngủ cho trẻ em sao cho hợp phong thủy, hệ thống ánh sáng cũng như sưởi ấm mùa đông sao cho tốt nhất cho sức khỏe con trẻ em.
    TOP
    Design by cisco course