Nhiều người trong chúng ta dành phần lớn đời sống để làm việc. Vì vậy môi trường làm việc trở thành một yếu tố quan trọng không khác gì nôi nhà nơi chúng ta cư ngụ. Chúng ta thường không có nhiều quyền hạn đối với các tòa nhà nới chúng ta làm việc nhưng nếu ý thức được những tác động má chúng có thể gây ra, chúng ta có thể có các biện pháp phòng ngừa đối với những mặt tieu cực và khới dậy, phát huy những nhân tố tích cực có lợi cho môi trường làm việc của chúng ta.
Chúng ta đã biết các nguyên tắc cơ bản của khoa Phong Thủy là “Nhất Phúc, Nhì Mệnh, Tam Phong Thủy, Tứ Hạnh và Ngũ Giáo Huấn”. Trong khi không thể chi phối nguyên tắc thứ nhất, Phúc, và nguyên tắc thứ hai, Mệnh, thì với ba nguyên tắc còn lại chúng ta có thể chủ động góp phần để cuộc sống của chúng ta được tốt đẹp hơn.
Có thể trong giai đoạn trẻ thơ mỗi người được thừa hưởng một nền giáo dục khác nhau nhưng khi trưởng thành, chính chúng ta là người chịu trách nhiệm về môi trường giáo dục của mình.
Chúng ta sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn nếu trong giai đoạn trẻ thơ chúng ta được sống trong môi trường giáo dục có tiêu chuẩn cao, cung cấp cho chúng ta các kiến thức và kỹ năng hữu ích để ứng dụng và phát huy nghề nghiệp chúng ta sau này nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết cách trau giồi và mở mang các kiến thức cho tinh thông hơn khi bước vào tuổi trưởng thành. Thuật ngữ “đức hạnh” nói cho cùng là cách chúng ta đối nhân xử thế.
Xét trên một phạm vi nào đó, cách chúng ta quan hệ với người khác phần nào là do tính cách riêng của chúng ta nhưng năng lượng cá nhân mỗi người đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta cũng có thể áp dụng khoa Phong Thủy để tạo ra một môi trường ủng hộ và cho phép chúng ta đạt được những kết quả tốt đẹp.
Năng lượng của mỗi phòng làm việc có thể được cải thiện mạnh mẽ nếu những người đang làm việc chung trong đó đối xử với nhau trên tinh thần hợp tác và mong muốn mang lại điều tốt cho người khác. Nếu môi trường làm việc không tạo cảm giác hài lòng, có thể cần phải sơn phết lại và đặt vào đây các cây xanh và tranh ảnh sẽ giúp cải thiện tình hình và biến nơi này thành nơi làm việc tốt hơn.
Nếu công việc quản lý lộn xộn, bất hợp lý và thời hạn hoàn thành công việc phi thực tế, ta nên có biện pháp tìm hiểu và giải quyết tình hình ngay và tránh không để xung đột xảy ra. Tiêu cực sẽ nuôi dưỡng tiêu cực, do đó khi lập kế hoạch chung và kế hoạch riêng cho từng công việc phải chú ý đến tính chất liên kết hữu cơ và tránh sự chồng chéo giữa các thành phần liên quan. Không nên hoạch định trên cơ sở từng ngày một mang tính “ăn xổi ở thì”, “được chăng hay chớ” để giảm căng thẳng cho mọi người.
Mối quan hệ giữa ta và các đồng sự sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất làm việc. Thuật chiêm tinh cho thấy có sự liên quan trong việc định hình tính cách của chúng ta và tính cách của mỗi người sẽ đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ giao lưu thuận hợp hay xung khắc giữa mọi người với nhau. Hiểu được điều này chúng ta sẽ thấy thanh thản hơn và có thể tạo ra sự thuận hòa, êm ấm trong văn phòng hoặc nơi làm việc nói chung.
Vị trí của văn phòng thường không thuộc quyền định đoạt của chúng ta nhưng cách bài trí bên trong có thể tạo ra những khác biệt rất lớn đối với cung cách mọi người cảm nhận và hành xử. Ngày nay người ta nghĩ rằng có những văn phòng bị “mắc bệnh” và nếu biết được nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể “chữa trị” cho nhiều người đang làm việc ở đó.
Khi áp dụng Phong Thủy vào không gian của văn phòng, chúng ta có thể giúp cho năng lượng luân chuyển hoặc tối thiểu chúng ta có thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ cho khu vực làm việc của mình không bừa bãi làm ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc.
Người ta thừa nhận rằng năng lượng của nhà ở và văn phòng làm việc có tác động liên đới với nhau, nếu năng lượng ở một nơi bị cản trở thì nơi kia sẽ bị ảnh hưởng lây. Nếu mối quan hệ giữa mọi người trong nhà không được vui vẻ nguyên nhân của vấn đề có thể xuất phát từ nơi làm việc, chẳng hạn như có những bất đồng với các đồng sự hoặc với cấp trên, hoặc cũng có thể do khí bị tắc nghẽn khi vị trí của bàn hoặc nơi làm việc không được sắp xếp thích hợp.
Phong Thủy có thể giúp giải quyết các vấn đề bằng hai cách. Thứ nhất, nó có thể giúp cho chức năng kinh doanh của văn phòng hoặc công ty hoạt động hiệu quả và phát đạt hơn; có được lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh, như thường được áp dụng tại các quốc gia ở Á Đông; giúp cá nhân giành được ưu thế thăng tiến hơn so với các đồng sự ở công ty.
Thứ hai, mang tính Âm, việc áp dụng nó sẽ giúp cải thiện mức độ hài lòng trong công việc, nuôi dưỡng các mối giao tiếp, quan hệ thuận hòa trong lúc làm việc và cung cấp một môi trường thanh thản, an bình tạo điều kiện cho sự nghiệp cá nhân được phát triển và công việc kinh doanh của công ty được phát đạt.
Phong thủy trong thực tế kinh doanh
Các bản vẽ kiến trúc của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải xây dựng ở Hồng Kông do kiến trúc sư người Anh Sir Norman Foster vẽ đã phải sửa đổi lại một số chi tiết để phù hợp với Phong Thủy. Chi tiết trông giống như hình mũi tên ở bên ngoài tòa nhà ngân hàng này đã được sửa lại cho hướng mũi lên phía trên thay vì xuống phía dưới như thiết kế ban đầu trong bản vẽ.
Thang máy cũng được bố trí lại để có thể hút khí vào tòa nhà từ hướng tốt và bức tượng sư tử lớn bằng đá với mục đích bảo vệ cửa ra vào đã được chọn giờ tốt để an vị.
Đối thủ chính của ngân hàng này, Ngân hàng China, chẳng lâu sau đã cho xây một trụ sở mới và mở ra một cuộc chiến về Phong Thủy. Tòa nhà mới đã thiết kế với các góc cạnh hướng “mũi tên độc” bắn về phía tòa nhà đối thủ và để hóa giải lại, ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải cho đặt các gương soi, với ý nghĩa tượng trưng, đẩy ngược các mũi tên độc này trở lại chỗ cũ.
Một biện pháp “quá đáng” khác được áp dụng ở Á Đông là cho dựng các khẩu đại pháo hướng nòng súng về phía các đối thủ của mình. Và để đáp trả lại, các đối thủ này cũng đã cho đặt các khẩu đại pháo lớn hơn chỉa ngược về phía bên kia.
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.
NỘI THẤT GSC VIỆT NAM - THẤU HIỂU PHONG CÁCH CỦA BẠN
Nhà phân phối sản phẩm NỘI THẤT HÒA PHÁT